Tiêm filler môi bị vón cục thì phải làm sao?

Tiêm filler được đánh giá là một phương pháp làm đẹp hiện đại mang đến hiệu quả cùng độ an toàn cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp vì cơ địa hay vì nơi tiêm kém chất lượng dẫn đến tình trạng tiêm filler môi bị vón cục gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khiến nhiều người hoang mang. Vậy tiêm filler môi bị vón cục thì phải làm sao> Bài viết này chính là vì bạn mà được viết ra đấy!

 

Hầu hết những người gặp phải tình trạng tiêm filler môi bị vón cục này đa phần đều tỏ ra rất lo lắng, hoang mang không biết phải xử lý như thế nào. Bởi không chỉ khiến cho môi bị lồi lõm nhấp nhô mà còn gây đau đớn, thêm nữa tệ hơn là có hiện tượng môi cứng đờ, mất cảm giác. Vậy biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục của tình trạng này như thế nào?

Biểu hiện của tình trạng tiêm filler môi bị vón cục

Thông thường, tình trạng vón cục sau khi tiêm có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng phản ứng phổ biến của cơ thể khi tiêm filler. Do đó để nhận biết sớm liệu bản thân có bị vón cục do tiêm filler hay không, dưới đây là một số biểu hiện mà bạn có thể quan sát và cảm nhận:

  • Môi bị sưng, vều và đau nhức, khó chịu.
  • Xuất hiện nhiều hạt nhỏ, cứng nổi lên trong lòng môi.

Bởi vì phần môi là nơi chứa rất nhiều mạch máu, có nguy cơ rủi ro hơn rất nhiều các khu vực khác trên khuôn mặt của bạn. Do đó trước khi lo lắng hoang mang thì bạn nên biết một số nguyên nhân khiến tiêm filler môi bị vón cục dưới đây:

  1. Do thuốc tiêm filler kém chất lượng

Hầu hết, đây là nguyên nhân chính khiến môi bị vón cục sau khi tiêm filler. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng loại axit hyaluronic – chất an toàn được tìm thấy trong cơ thể có tác dụng hút các phân tử nước giúp môi trở nên căng mọng hơn.

Tuy nhiên, tại các spa kém chất lượng, filler môi được dùng là một hóa chất độc hại, dạng silicon lỏng không thể tự đào thải ra bên ngoài. Ngay sau khi tiêm vật lạ vào môi, cơ thể sẽ phản ứng lại và khiến nó vón cục tại một chỗ.

Do đó nhằm để giảm thiểu chi phí, một số địa chỉ kém uy tín có thể sử dụng silicon lỏng hay filler kém chất lượng để tiêm cho khách hàng. Do không có đảm bảo về sự an toàn, cơ thể sẽ không thể tự đào thải các chất này ra ngoài mà phản ứng ngay sau đó. Hậu quả là filler bị vón cục tại chỗ, thậm chí xuất hiện tình trạng hoại tử, ảnh hưởng nặng đến nhan sắc và sức khỏe của người được tiêm filler.

  1. Sử dụng quá nhiều chất làm đầy

Ở mỗi người, tình trạng cơ địa và nhu cầu làm đẹp sẽ hoàn toàn khác nhau. Do đó mà lượng tiêm ở mỗi người cũng là khác nhau. Chính vì vậy, trước khi tiêm filler môi thì bạn cần trải qua bước thăm khám kỹ lưỡng để có thể xác định lượng filler như thế nào là phù hợp. Nếu tiêm quá liều, vị trí tiêm có thể trở nên sưng phồng, căng cứng hay nghiệm trọng hơn là gây tắc nghẽn lưu thông máu khiến chúng bị thâm tím, vón cục.

  1. Tiêm filler môi bị vón cục do sai kỹ thuật

Nguyên nhân lớn là do bác sĩ tiêm nhầm vào mạch máu khiến máu đông tích tụ làm toàn bộ vùng này bị căng cứng, vón cục lại. Nếu tiêm quá sâu hoặc tiêm nhầm vào dây thần kinh ở mô mềm trong miệng có thể phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Ngoài ra, việc sai sót khi tiêm filler còn có thể gây ra các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do tiêm quá sâu hay tiêm nhầm vào dây thần kinh. Vì lý do này, bên cạnh việc lựa chọn dựa vào chất lượng của cơ sở thẩm mỹ thì kỹ thuật viên phải là người vững tay nghề chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong tiêm filler đặc biệt là tiêm filler môi và nhất là phải có giấy phép hành nghề được cấp bởi Bộ Y Tế.

  1. Do nhiễm trùng

Ngoài những vấn đề sai sót kể trên, việc nhiễm trùng cũng là lý do thường gặp khiến tiêm filler bị vón cục. Các dụng cụ tiêm filler, phòng khám không sạch sẽ hoặc chăm sóc sau khi tiêm filler môi không đảm bảo có thể khiến vết thương hở bị nhiễm trùng, lở loét, sưng tím và vón cục.

Cách khắc phục tiêm filler môi bị vón cục

Khi phát hiện những vết sưng, vón cục sau khi tiêm filler môi thì bạn cần bình tĩnh theo dõi tình trạng này tại nhà trong khoảng 48 tiếng. Nếu thấy các triệu chứng trên không nghiêm trọng, giảm dần trong thời gian này, bạn có thể yên tâm và tiếp tục chăm sóc.

Nếu tình trạng vón cục không thuyên giảm, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

  • Liên hệ bác sĩ để kiểm tra

Việc liên hệ bác sĩ hay các trung tâm làm đẹp uy tín sẽ là cách tốt nhất để bạn kiểm soát tình hình. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám, kiểm tra tình trạng vùng tiêm filler và đề ra giải pháp điều trị phù hợp. Các trường hợp và phương án xử lý thường gặp như sau:

  • Trường hợp vùng tiêm bị sưng do cơ địa thông thường: Bác sĩ sẽ thực hiện massage nhẹ vùng sưng, sau đó hướng dẫn chi tiết các để khắc phục tình trạng này.
  • Trường hợp tiêm filler bị vón cục và sưng nhẹ do phản ứng của cơ thể: Bạn sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để uống. Phương pháp này sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục và cải thiện tình trạng khó chịu cho vùng da bị tổn thương.
  • Đối với các trường hợp tiêm filler bị biến chứng nặng: Các bác sĩ và chuyên viên điều trị sẽ tiến hành tiêm hòa tan filler hoặc rút filler ra khỏi cơ thể để loại bỏ nguy cơ hoại tử, phá hủy làn da.
  • Massage vùng tiêm filler tại nhà

Nếu tình trạng tiêm filler bị vón cục không quá nặng, việc massage nhẹ nhàng có thể giúp bạn loại bỏ những cục u hay vết sưng. Ở phương pháp này, bạn có thể dùng tay để ấn nhẹ vào vùng da xung quanh vết tiêm. Với những vết vón cục trên da, bạn có thể dùng tăm bông nhỏ và nhấn nhẹ vào đó. Chú ý thực hiện thật nhẹ nhàng, chính xác để hạn chế tối đa các tổn thương có thể gặp phải.

Thao tác trên đây sẽ giúp filler được dàn đều, giảm thiểu tình trạng sưng đau, vón cục. Tuy nhiên nếu bạn chưa biết cách thực hiện sao cho đúng nhất, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

  • Chú ý lại chế độ ăn uống

Ngoài những giải pháp được nêu ở trên thì việc xây dựng lại chế độ ăn uống phù hợp cũng là điều bạn cần quan tâm. Một thực đơn khoa học sẽ giúp hỗ trợ điều trị tình trạng tiêm filler môi bị vón cục rất hiệu quả đấy. Vậy tiêm filler nên kiêng gì và ăn những gì?

 

Một số lưu ý cho bạn khi điều chỉnh lại thực đơn ăn uống của mình:

  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay các loại thức uống có cồn, mang tính kích thích khác.
  • Nên chuyển sang các món nhạt, giảm thiểu lượng muối và các gia vị khác có thể nạp vào cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung rau củ xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất cho quá trình phục hồi của cơ thể.
  • Uống nhiều nước và các loại nước ép, sinh tố để thúc đẩy hiệu quả trao đổi chất.
  • Nên kiêng ăn những thực phẩm cay, nóng, có tính axit; các loại thức ăn nhanh và đồ chiên; các loại thực phẩm có thể gây sưng viêm như thịt bò, thịt gà, rau muống, đồ nếp,…

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý xây dựng lại chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình. Bạn nên tránh thức khuya, cố gắng ngủ đủ giấc và thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Hãy luôn chú ý thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ và đừng quên tái khám định kỳ để được theo dõi theo lịch hẹn để có được một quá trình trải nghiệm thật suôn sẻ nhé.

Xem thêm: Tiêm filler môi có hại cho cơ thể người không?

https://thuocnhuomtoc.org/p/kem-nen-tot-nhat.html

https://thuocnhuomtoc.org/p/giam-mo-bung-bia-cho-nam-that-ra-khong-he-kho-the-nhung-ban-phai-biet-nhung-dieu-nay.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *