Quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong vận tải hành khách
Về việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong vận tải hành khách bằng xe ô tô – được gọi tắt là hóa đơn điện tử xe khách – đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 191/2010 của Bộ Tài chính. Trong đó nêu rõ các quy định về phương thức kinh doanh, đối tượng áp dụng và hướng dẫn sử dụng hóa đơn vận tải hành khách. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn các quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong vận tải hành khách trong bài viết dưới đây.
Loại hoá đơn vận tải hành khách
Theo quy đinh tại Thông tư 191/2010 thì hoá đơn vận tải hành khách được quy định Thông tư này có các loại sau đây:
Thứ nhất là hoá đơn giá trị gia tăng là hoá đơn cung ứng dịch vụ vận tải hành khách dành cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Thứ hai là hoá đơn bán hàng là hoá đơn cung ứng dịch vụ vận tải hành khách dành cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Thứ ba là tem, vé, thẻ các loại.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sẽ sử dụng loại hóa đơn vận tải hành khách riêng cho doanh nghiệp mình.
Tiêu chí và cách ghi nội dung các tiêu chí trên hoá đơn vận tải hành khách
Thông tư 191/2010 đã nêu rõ tiêu chí và cách ghi nội dung các tiêu chí trên hóa đơn vận tải hành khách. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng đề cập đến cách ghi đối với hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng.
Đối với hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng
Các tiêu chí và nội dung ghi, khi tạo và lập hoá đơn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Riêng cách ghi nội dung một số tiêu chí trên hoá đơn vận tải hành khách được hướng dẫn như sau:
Tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị vận tải hành khách
Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải hành khách thực hiện khoán cho cá nhân dưới các hình thức, kể cả khoán, điều xe của các cá nhân nhận khoán thì hoá đơn được ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách.
Tên, địa chỉ, mã số thuế của khách hàng
Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của hành khách (nếu có).
Đối với kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; kinh doanh vận tải khách du lịch thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của khách hàng được ghi trong hợp đồng vận chuyển hành khách.
Nội dung hàng hóa, dịch vụ bán ra
Nội dung hàng hoá, dịch vụ được ghi cụ thể như sau:
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước tính theo đồng hồ tính tiền thì ghi số km vận chuyển trên đồng hồ;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải thì ghi nội dung dịch vụ, theo hợp đồng đã ký;
– Kinh doanh vận tải hành khách dưới các hình thức khoán tháng thì ghi gói khoán vận chuyển. Ví dụ: khoán nội thành, khoán tháng liên tỉnh.
Ngày lập hoá đơn
Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi ngày lập hóa đơn và giao hoá đơn là ngày hoàn thành dịch vụ vận tải hành khách. Riêng với hình thức taxi thu tiền theo tháng, ngày lập hoá đơn là ngày cuối tháng.
Đối với kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải: ngày lập và giao hoá đơn là ngày hoàn thành dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải đã ký. Trường hợp cung ứng dịch vụ vận tải thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hoá đơn là ngày thu tiền.
Đẩy mạnh công tác triển khai sử dụng hóa đơn điện tử
Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót đối với HĐĐT không có mã
Như vậy, các quy định về loại hóa đơn vận tải hành khách, các tiêu chí và cách ghi nội dung các tiêu chí trên hóa đơn điện tử xe khách đã được đề cập rất cụ thể trong Thông tư này. Do vậy, các doanh nghiệp nên nắm bắt rõ những quy định này để có thể triển khai một cách tốt nhất.