Biện pháp thi công bạt chống thấm

Công tác chuẩn bị

Chuẩn bị mặt bằng cho biện pháp thi công bạt chống thấm

 Mặt bằng thi công màng chống thấm HDPE phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

–  Mặt bằng thi công phải được thực hiện đúng như trong bản vẽ thiết kế của chủ đầu tư trách nhiệm này thuộc về các tổ chức,đơn vị thi công mặt bằng, kỹ thuật,tư vấn dám sát ,trưởng công trình.

– Mặt bằng thi công hàn màng chống thấm HDPE phải bằng phẳng,sạch sẽ ,khô ráo không  bị đọng nước,không có các vật sắc nhọn như gạch,  đá, gốc cây hay các vật sắc nhọn khác có khả năng trọc thủng màng.

– Xung quanh đỉnh ta ly phải được thi công rãnh neo trước khi tiến hành trải màng chống thấm

– Rãnh neo đã được thi công phải đảm bảo mép tiếp xúc với màng chống thấm phải được bo tròn để tránh làm rách màng khi bị kéo căng.

Công tác chuẩn bị khác:

Vật tư thiết bị, máy móc, dụng cụ, nhân lực, nguồn điện và các vật tư liên quan khác trước khi thi công màng chống thấm.

CÔNG TÁC THI CÔNG

Sơ đồ công nghệ thi công màng chống thấm HDPE:

1. Trải màng chống thấm HDPE

Sau khi vật liệu được tập kết tại công trường công tác thi công rải màng được thực hiện bằng 2 phương pháp sau:

– Thi công cơ giới kết hợp với thủ công.

– Thi công bằng thủ công

–  Nghiên cứu bản vẽ, nghiên cứu thực tế mặt bằng đo đạc tính toán trước khi trải và cắt màng .

– Trải màng chống thấm HDPE phải được thực hiện một cách trình tự sao cho tiết kiệm nhân lực tiết kiện vật tư và dễ cho thi công hàn màng

– Căn chỉnh màng kéo hai đầu tấm màng đã chải cho thẳng đặt tấm sau chồng mí lên tấm trước đều 10cm-15cm

– Dùng bao đựng đất ,cát hay dùng đá chèn xung quanh mép ngoài tấm màng đã chải đồng thời gim chặt tại các vị trí rãnh neo để đề phòng gió to bay tốc màng và cung là để dịnh vị màng cho thi công hàn màng.

2.Căn chỉnh kích thước

Công đoạn này được tiến hành đồng thời với công đoạn rải màng, trên mỗi tấm được đánh dấu đường chồng mí bằng mực trắng thẳng đậm, nét đứt, do vậy người điều khiển thiết bị rải và công nhân điều chỉnh đặt nối tiếp các tấm màng đúng khoảng cách. Khoảng cách chồng mí giữa các tấm màng phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại máy hàn, thường từ 100mm đến 150mm:

3.Vệ sinh đường hàn : 

Để chất lượng đường hàn đảm bảo chất lượng đường chồng mí phải được vệ sinh sạch sẽ bằng dẻ lau khô. Việc vệ sinh được thực hiện trước và song song với công tác hàn màng HDPE

4. Hàn Nối:  Có 2 phương pháp hàn chủ yếu trong thi công màng HDPE là hàn kép và hàn đùn:

Hàn kép: Được thực hiện bởi các loại máy hàn chuyên dụng của các hãng như Comon, Demtech, Mion…

Sau quá trình trải và đưa các tấm HDPE vào vị trí lắp đặt tiến hành thi công hàn nối các tấm bằng phương pháp hàn kép theo hướng thi công được định sẵn, trước khi hàn các máy phải được cài đặt thông số tiêu chuẩn như nhiệt độ, tốc độ tương ứng với chiều dầy của vật liệu HDPE. Trước khi hàn đại trà máy phải chạy ổn định và phải hàn thử nghiệm kiểm tra. Mỗi máy hàn được bố trí 1 thợ hàn và 10 công nhân phụ, trong quá trình thi công luôn vệ sinh và giữ cho tấm màng không được di chuyển. Cán bộ phụ trách thi công phải lên lịch trình cho từng máy và bàn giao khu vực thi công hết sức cụ thể để tránh bỏ sót đường hàn, đồng thời phải giám sát chặt chẽ các bước trong qui trình hàn nhằm bảo đảm chất lượng các mối hàn.

Hàn đùn:

Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa các lỗ thủng hoặc các lỗi và hàn các chi tiết đặc biệt. Phương pháp này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm mới với tấm màng chống thấm đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn kép. Thiết bị hàn đùn cần được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ.

Với phương pháp thi công rõ ràng và theo quy trình bài bản hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn đọc, để hiểu kỹ hơn về sản phẩm cũng như video thi công bạt chống thấm xin mời các bạn tham khảo sản phẩm tại đây: https://vaidiakythuatvietnam.com.vn/

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *